Call: +84 935 293 693
Mail: business@waygo.net

Waygo

Trang chủ /Kiến thức

QUY TRÌNH SẤY GỖ CAO SU TIÊU CHUẨN

Đặc điểm chung

Gỗ cao su thường có màu trắng đến kem nhạt, do tác động của thời tiết có thể chuyển sang màu rơm nhạt hoặc màu nâu nhạt. Bề mặt sau bào không thực sự bóng. Các vòng tăng trưởng gỗ thường không có hoặc không rõ nét. Kết cấu gỗ tương đối mịn, thớ gỗ thẳng, đôi lúc đan vào nhau.

quy trình sấy gỗ cao su tiêu chuẩn

Hình: Gỗ cao su ở dạng gỗ tròn

Ứng suất gỗ

Sự xuất hiện của gỗ ngậm ứng suất căng là một hiện tượng khá phổ biến ở gỗ cao su. Gỗ này thường gặp ở các cành, thân bị nghiêng hoặc uốn cong do tiếp xúc với hướng gió chính. Gỗ cao su ngậm ứng suất căng làm phát sinh các vấn đề sau đây trong quá trình sấy so với gỗ bình thường:

• Co ngót theo chiều dọc cao bất thường trong quá trình sấy gây ra biến dạng ở dạng cánh cung, lò xo hoặc xoắn

• Ván đã sấy khô vẫn có thể bị biến dạng thêm như nứt nẻ vì các ứng suất sinh ra do quá trình sấy

Quy trình sấy gỗ cao su

Nhìn chung, nhờ có cấu tạo thớ lớn, dày và thẳng nên quá trình làm khô gỗ cao su có thể được thực hiện rất hiệu quả bằng hầm sấy hơi nước. Gỗ cao su được sấy khá dễ dàng bằng chế độ sấy dưới đây cho độ dày ván nhỏ hơn 30mm (Nguồn tham khảo: Tổ chức Nghiên cứu Gỗ & Sản phẩm gỗ Malaysia).

Độ ẩm gỗ (%)

Nhiệt bầu khô (­­­oC)

Nhiệt bầu ướt (oC)

Δt (oC)

Tươi

40.5

38

2.5

60

40.5

37

3.5

40

40.5

35.5

5

35

43.5

36

7.5

25

51.5

38

13.5

20

60

40.5

19.5

15

65.5

44.5

21

Bảng 1: Chế độ sấy gỗ cao su 30mm

Sử dụng chế độ sấy này, ván dày 30mm sẽ mất khoảng 7-9 ngày để khô từ giai đoạn còn tươi đến khi độ ẩm cuối cùng đạt 8 đến 10%. Đối với ván dày 55mm, thông thường sẽ mất tổng cộng khoảng 12-15 ngày, bao gồm cả các khâu xử lý giữa chừng trong quá trình sấy (xem phần dưới đây).

quy trình sấy gỗ cao su tiêu chuẩn

Hình ảnh: Gỗ cao su sau sấy

Xử lý cong vênh, biến dạng trong quá trình sấy

Gỗ cao su thường dễ bị cong vênh trong quá trình sấy khô nhưng có thể được giảm thiểu bằng cách 'dưỡng ẩm giữa chừng'. Nguyên lý của quy trình dưỡng ẩm giữa chừng là nâng nhiệt độ bầu khô và nhiệt độ bầu ướt lên mức 85oC và duy trì trong khoảng thời gian khoảng 8 giờ. Gỗ cao su có độ co ngót sau sấy tương đối thấp, với độ co ngót tiếp tuyến và xuyên tâm lần lượt là 1,9% và 0,8%.

Vì bản chất chung của vật liệu gỗ là hút ẩm, người ta khuyến nghị rằng gỗ cao su theo quy cách cố định nếu đã sấy thì nên được xếp thành dạng hộp và bọc ni lông để hạn chế quá trình hút ẩm ngược của gỗ.

Điều khiển và giám sát quá trình sấy

Waygo cung cấp hệ thống điều khiển và giám sát Cloud Kiln tiên tiến nhất hiện nay giúp kiểm soát chính xác quy trình sấy gỗ bằng máy tính. Hệ thống này cho phép thực thi các chế độ sấy khác nhau (tương tự như Bảng 1), đồng thời điều khiển và giám sát chặt chẽ theo thời gian thực tốc độ thoát ẩm của gỗ trong quá trình sấy, xử lý chống cong vênh và dưỡng ẩm giữa chừng, và rất nhiều tính năng quan trọng khác.

Vui lòng xem thêm thông tin về hệ thống Cloud Kiln trên trang web của Waygo.

Bản quyền nội dung thuộc về Công ty Cổ phần Waygo. Mọi hình thức sao chép, công bố lại phải dẫn nguồn Công ty Cổ phần Waygo.