Bài viết này phân tích chi tiết về các điểm sau trong tương tác giữa nước và gỗ trong quá trình sấy gỗ: nước tồn tại như thế nào trong gỗ; đo độ ẩm gỗ bằng phương pháp nướng khô; đo độ ẩm gỗ bằng máy đo điện trở; co ngót theo ba hướng của gỗ.
I. ĐỘ ẨM GỖ (MC) VÀ ĐỘ ẨM TƯƠNG ĐỐI MÔI TRƯỜNG (RH)
Gỗ là một vật liệu hút ẩm, có nghĩa là nó liên tục cố gắng đạt được trạng thái cân bằng độ ẩm với môi trường của nó. Khi độ ẩm tương đối của môi trường (RH) thay đổi, độ ẩm (MC) của gỗ cũng sẽ thay đổi. Bảng sau đây thể hiện mối quan hệ giữa MC và RH.
CÂU HỎI: Sấy các lô gỗ có chênh lệch độ ẩm cao như thế nào?
Trong trường hợp của chúng tôi, nhà máy thường bắt buộc phải sấy các lô gỗ sấy có độ ẩm MC vào lò chênh lệch lên đến 15-20%. Làm thế nào để chúng tôi sấy khô số gỗ có độ MC cao này về đến độ ẩm đích mà không làm cho số gỗ còn lại bị quá khô so với độ ẩm đích?
Lời khuyên cho kiểm soát sấy trong các trường hợp này là ra sao?
CÂU HỎI: Gỗ đưa vào sấy cần đồng nhất ra sao?
Chúng ta đều biết gỗ đưa vào hầm để sấy thì càng đồng nhất càng cho kết quả tốt và tỉ lệ hư hỏng càng giảm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là độ đồng nhất (về độ ẩm MC gỗ, về loài gỗ, về độ dày v.v…) như thế nào là chấp nhận được?